Ngoài cách ly tập trung theo các khu vực đã được phân bổ theo chỉ thị của nhà nước thì việc cách ly tại cộng đồng ( cách ly tại gia) cũng là một cách phòng chống Covid hiệu quả đối với tình hình dịch bệnh đang ngày càng diễn ra phức tạp như ngày hôm nay.
Vậy gặp trường hợp bạn hoặc người thân là một bệnh nhân cần cách ly tại nhà thì phải lưu ý những gì?
- Thời hạn tự cách ly ít nhất 10 ngày (hoặc tối đa 14 ngày) kể từ khi mọi người trong gia đình bạn bắt đầu thực hiện theo Cách ly Tại Nhà đối với bệnh nhân COVID-19.
- Nếu bạn đang trong thời gian cách ly 10-14 ngày và sau đó có tiếp tục tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19, thì bạn bắt buộc phải bắt đầu lại thời gian cách ly 10-14 ngày.
- Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu bạn đã được xét nghiệm COVID19 và cho kết quả âm tính, bạn vẫn cần phải cách ly trong ít nhất 10 ngày và tối đa 14 ngày và tiếp tục theo dõi các triệu chứng.
Chi tiết việc Tự cách ly như thế nào?
Bạn phải hạn chế các hoạt động và hạn chế tất cả những sự di chuyển mà có thể khiến bạn tiếp xúc với người khác trong thời gian cách ly.
- Báo ngay cho y tế xã, phường nơi bạn lưu trú để được quan tâm và hỗ trợ theo dõi
- Bạn phải đảm bảo rằng trong quá trịnh cách ly bạn luôn ở nhà và không đi bất kỳ đâu. Luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào gốc phòng của người bị cách ly, không ăn uống chung với những thành viên khác trong nhà.
- Không cho phép ai được tiếp xúc hoặc vào nhà của bạn
- Cách ly bản thân khỏi những người khác trong nhà (trừ khi họ cũng bị cách ly). Chọn một khu vực hay phòng cụ thể trong nhà để tách bạn ra khỏi những người khác. Ở trong phòng này cách xa những người khác trong nhà bạn càng nhiều càng tốt. Điều đặc biệt quan trọng là tránh xa những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn nếu bị nhiễm virus.
Những người tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 bao gồm người lớn tuổi (nguy cơ mắc bệnh nặng tăng theo tuổi) và những người ở mọi lứa tuổi mắc một số tình trạng bệnh nền
Khi xuất hiện những triệu chứng mới như: sốt trên 38,5 độ, đau tứ ngực, đau họng, mất mùi/vị,… thì bạn cần liên lạc với nhân viên y tế để được tư vấn hoặc được khám lại.
- Khi có dấu hiệu chuyển nặng như:
- Mất nhận thức, tri giác li bì
- Khó thở nặng: thở hụt hơi, nhịp thở tăng trên 30 lần/phút, SpO2 < 93% (nếu có)
- Tím tái môi, đầu chi
Thì bạn cần gọi ngay tổng đài “115” hoặc đội phản ứng nhanh của quận/huyện để được cấp cứu kịp thời.